Bối cảnh Sự_kiện_Tế_Nam

Để thống nhất Trung Quốc dưới một chính quyền theo Quốc Dân Đảng (KMT), trong cuộc Bắc phạt, các tô giới nước ngoài và lãnh sự quán ở Nam Kinh và Hán Khẩu đã bị tấn công bởi Quốc dân Cách mệnh Quân và người dân vào tháng 3 - 4 năm 1927, trong trong sự kiện mà sau này được gọi là là Sự kiện Nam Kinh 1927 và Sự kiện Hán Khẩu.[4][5] Sau đó, Tưởng Giới Thạch đã lặp lại tuyên bố rằng sẽ không dung thứ cho các cuộc tấn công chống nước ngoài của binh sĩ, và ngoại trưởng Quốc Dân Đảng Hoàng Phu nói rằng sẽ bảo vệ hết khả năng tính mạng và tài sản của người nước ngoài ở Trung Quốc theo luật quốc tế.[6] Tuy vậy, các cường quốc nước ngoài, bao gồm Nhật Bản, vẫn lo ngại về sự lợi ích kinh tế và chính trị của họ ở Trung Quốc, đồng thời cương quyết không để sự cố như ở Nam Kinh sẽ không lặp lại lần nữa.[7]

Quân đội Nhật trong khu phố thương mại, tháng 7 năm 1927. Có thể nhìn thấy nhà ga xe lửa Tế Nam ở nền phía sau.

Khi NRA buộc An quốc quân của chính phủ Bắc Dương rời khỏi Sơn Đông vào tháng 5 - 6 năm 1927, người Nhật, vốn coi nơi đây nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình, đã triển khai 4 nghìn lính thuộc Đạo quân Quan Đông đến Thanh ĐảoTế Nam trong cái họ gọi là Đệ nhất Sơn Đông xuất binh (Xuất quân đi Sơn Đông lần thứ nhất) (第一山東出兵, Dai-ichi Santō Shuppei?), bề ngoài là để bảo vệ dân thường Nhật Bản trước một cuộc tiến công của NRA. [8][9] Tưởng Giới Thạch muốn giữ quân của mình tránh xa Tế Nam, tránh những gì mà ông coi là một cuộc đụng độ vô ích và tốn kém với quân Nhật. Tương tự, thủ tướng Nhật Bản Tanaka Giichi biết rằng việc triển khai quân có thể dẫn đến xung đột với người Trung Quốc, và thay vì bảo vệ công dân Nhật Bản và các lợi ích kinh tế, có thể gây nguy hiểm cho chính họ. Như đã xảy ra, trong nỗ lực giải quyết sự chia rẽ giữa chính quyền Quốc Dân Đảng ở Vũ Hán và Nam Kinh, Tưởng buộc phải từ chức tư lệnh NRA và tạm dừng cuộc Bắc phạt vào tháng 8 năm 1927, từ đó tránh đựơc xung đột.[10][9] Với mối đe dọa từ NRA không còn, người Nhật đã rút quân khỏi Tế Nam vào tháng 9 năm 1927.[11]

Tìm cách tránh lặp lại xung đột tương tự và can thiệp sâu hơn của Nhật, vào ngày 5 tháng 11 năm 1927, khi trên danh nghĩa dừng chỉ huy cuộc Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch gặp thủ tướng Nhật Bản Tanaka.[12] Trong cuộc họp, Tanaka gợi ý rằng người Nhật sẽ chỉ hỗ trợ Tưởng ở Trung Quốc, và không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Tưởng đáp lại bằng cách nói rằng ông "hiểu" lợi ích của Nhật Bản ở Trung Quốc. Khi Tanaka nói rằng Tưởng nên tập trung vào việc củng cố quyền lực trong các lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Quốc Dân Đảng, thay vì tiến về Bắc phạt những vùng ảnh hưởng của Nhật Bản ở Sơn Đông và Mãn Châu, Tưởng trả lời rằng đây là không thể. Cuộc thảo luận, do đó, đã kết thúc mà không có kết luận rõ ràng, mặc dù Tanaka được cho là rất hy vọng cho các cuộc gặp trong tương lai. Về phần mình, Tưởng coi cuộc gặp là một thất bại, nhưng vẫn duy trì cách tiếp cận là cố gắng làm việc với người Nhật để đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai bên.[12] Tuy vậy, Tưởng chỉ nắm giữ ít quyền lực ở Trung Quốc, phần lớn dựa vào lời hứa sẽ chấm dứt sự thống trị của nước ngoài và thống nhất đất nước để củng cố tính hợp pháp.[13]

Liên quan